Chuyên mục tư vấn phong thủy: Thuật phong thủy với Gương Cửu Long Cát Tường

cuu-long-cat-tuong

Thuật phong thủy với Gương Cửu Long Cát Tường

Gương Cửu Long Bát Cát Tường là Pháp khí phong thủy đặc biệt dành cho các nhà công ty kinh doanh bất động sản và dùng vật chấn thâm niên cho các vị Tổng giám đốc…phòng ban…các loại chủ yếu giữ vững Chức tước công danh sự nghiệp…thăng hoa tiến chức, chống kẻ tiểu nhân, chống đối hại mình, giải trừ hướng Tuyệt mệnh, nhà có nhiều Ma quỷ chống phá và nhiều ý nghĩa cực kỳ quan trọng khác…

Gương Cửu Long Bát Cát Tường còn dùng là vật phẩm pháp khí phong thủy cho các nhà chùa trưng thờ cúng trên chánh điện Phật.

1. Mặt trước gương Cửu Long Cát Tường

Mặt trước hình 9 con rồng và khắc chữ ÁN MA NI BÁT DI HỒNG (Trích trong Kinh Phật – Kinh Trang Nghiêm Bảo Vương) Ngoài ra hình tượng 9 con rồng này có nhiều ý nghĩa trong chuyên kề rằng tích Lưu Bá Ôn dùng 9 con rồng này để làm cho hưng thịnh cho vua chúa về sức khỏe bình an… giữ vững trong công việc… nhìn vào hình quý vị sẽ thấy bắt đầu từ Rồng không có vẩy và có 3 móng sau đó biến hóa từ từ có vẩy và có 4 móng… quay xung quanh 8 hình tượng rồi hiện thân thành rồng chủ nằm ngay giữa có 5 móng và có khuôn mặt dữ tợn không kém phần uy nghi thống lĩnh vị chúa tể mang lại sự uy quyền….

Hình ảnh mặt trước có 9 con rồng, nếu ở Công ty thì nên trưng mặt trước để tạo ra thế Uy quyền, thống lĩnh tiêu trừ kẻ tiểu nhân. Nếu Chấn trạch trong nhà hoặc thờ cúng trong chùa thì nên để mặt sau là cách tốt nhất.

2. Mặt sau gương Cửu Long Cát Tường

Mặt sau có khắc chữ ÁN MA NI BÁT DI HỒNG (theo chữ Phạn Cổ ngữ). Gồm có 8 món pháp khí mang lại sự bình an, thịnh Vượng tài lộc, trừ tà ma quỷ dữ, mang lại sự yên lành trong gia đình. Trong gương gồm có 8 món và có ý nghĩa như sau:

– Dù báo: Tượng trưng cho đầu của Đức Phật. (Trí tuệ của Đức Phật không gì phá vỡ).

– Cá chép: Tượng trưng cho mắt của Đức Phật. ( tài lộc, nhìn xuyên suốt cái tâm mọi người).

– Hoa sen: Tượng trưng cho lưỡi của Đức Phật. (tinh khiết trong sáng).

– Bình ngọc báo: Tượng trưng cho cổ họng của Đức Phật. (bình an, xuất phát từ lời nói).

– Vỏ ốc: Tượng trưng cho lời nói của Đức Phật. (vỏ ốc chiêu tài ngoài ra khi thổi lên thì khiến thần quỷ phải quy phục tam bảo nghe lệnh).

– Hình đồng tâm: (Dây đồng tâm) tượng trưng cho Tâm của Đức Phật. (đem tới phổ độ chúng sinh).

– Lộng dù khánh phật: Tượng trưng thân của Đức Phật. (che chắn mọi gian nan).

– Bánh xe pháp luân: Tượng trưng cho Chân của Đức Phật. (phổ độ cho sự luân hồi, siêu thoát, tẩy nghiệp chướng).