Theo xem tu vi 2016 cho biết 4 nguyên tắc đặt tên: dễ phát âm, ngắn gọn; không bị tự hạn chế; và có cân nhắc giữa tiếng Tây hay tiếng Ta. 4 cách đặt tên: dùng từ có nghĩa, dùng từ vô nghĩa, ghép từ; và dùng tên người hoặc địa danh.

anh2b

1. Nguyên tắc đặt tên: Có 4 nguyên tắc

– Qua 12 chom sao thấy rằng nguyên tắc đặt tên công ty thứ 1: là tên doanh nghiệp của bạn phải dễ phát âm. Bạn cứ tưởng tượng mà xem, giả sử cái tên đó khó nhớ quá, hôm nào đó có một “bố cháu” làm việc với công ty của bạn, thấy rất ngon nghẻ, về giới thiệu với “mẹ đốp”.

A: “Hôm nay anh làm ăn với một công ty mới dễ chịu ghê”.

B: “Công ty gì hả anh?

A: “Cái gì mà loằng ngoằng lắm…Không nhớ được. Hôm nào rỗi đi ngang anh chỉ cho”

=> Vậy là bạn mất đứt một khách hàng tiềm năng rồi. Bạn cứ nghĩ đến những thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới mà xem: Casio, Sony, Konika, Kodak, Philips…không có cái tên nào “thất điên bát đảo” cả.

Tu vi tron doi nói nguyên tắc đặt tên công ty thứ 2: là cái tên phải ngắn gọn. Đơn giản thôi. Ai cũng thế, ngắn thì nhớ, dài thì bỏ. Hầu hết các hãng tên tuổi đều chỉ có 2 hoặc cùng lắm là 3 âm tiết: Nike, Adidas, Reebok…Bạn của tớ mà đặt tên doanh nghiệp là “Công ty TNHH Tràng Giang Đại Hải” là tớ không phục đâu.

Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 3: là đừng để cái tên hạn chế phạm vi bành trướng của mình. Ví dụ “Công ty dịch vụ Cao Bằng” sau một thời gian làm ăn ở tỉnh muốn tiến vào Sài Gòn bình định thiên hạ kể ra cũng khó nhỉ. Ấy là tự cái tên cản trở bước tiến của bạn, là “chưa ra đến chợ đã hết tiền” đó.

Nguyên tắc đặt tên công ty thứ 4: là cân nhắc tên tiếng Tây hay tiếng Việt. Theo chỗ tớ được biết, thì theo Luật Việt Nam hiện nay tên doanh nghiệp phải thuần Việt (Viết được bằng các ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt). Còn tên sản phẩm có thể Tây hoá được. Hơn nữa, nếu tên tiếng Việt thì dễ đi vào lòng người, nhưng ra biển lớn thì hơi khó. Đặc điểm của tiếng Việt nó kỳ quái thế.